Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam

admin
14/06/2024
Chủ đề:
Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo quan điểm, định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 1189/QĐ-BCT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược

Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo quan điểm, định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 1189/QĐ-BCT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất. Ảnh minh họa
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất. Ảnh minh họa

Cụ thể, thực hiện Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất), Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất.

Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương để đạt được mục tiêu theo quan điểm, định hướng của Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kế hoạch hành động là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương xây dựng, tham mưu điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất.

Kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất; đồng thời là căn cứ để phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung của Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất trong trường hợp cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Kế hoạch hành động này dựa trên những yêu cầu cơ bản sau đây:

Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm và mục tiêu mà Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất đã đề ra để thực hiện có hiệu quả: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai; hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất và xây dựng các báo cáo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất.

Vai trò chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan thuộc ngành Công Thương, triển khai đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất tới các đơn vị trong ngành; giám sát quá trình thực hiện; đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và cuối thời kỳ của Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất, đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

Cụ thể hóa các yêu cầu tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất, thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất.

Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện, các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của ngành Công Thương trong từng thời kỳ.

Về kinh phí thực hiện, hàng năm, các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao của Kế hoạch này đề xuất kinh phí thực hiện theo quy định. Nguồn kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của Bộ Công Thương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Để tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất; tăng cường phối hợp, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện.

Giao Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược ngành công nghiệp hóa chất.

Văn phòng Bộ chủ trì cập nhật các thông tin về Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất và Kế hoạch hành động vào Kế hoạch truyền thông của Bộ để đây mạnh tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả.

Vụ Kế hoạch – Tài chính đầu mối, phối hợp với Cục Hóa chất và các đơn vị liên quan để thực hiện tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ về việc dự toán, cấp, điều phối kinh phí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung của Kế hoạch.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung công tác thuộc lĩnh vực được quy định tại mục III bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ, thời hạn yêu cầu; tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể điều hành trong lĩnh vực phụ trách, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đơn vị được giao phụ trách;

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tham mưu, đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể trong thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao, gửi Cục Hóa chất để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược ngành công nghiệp hóa chất khi có yêu cầu.

Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thực hiện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công, cụ thể như sau: Báo cáo hàng năm, chậm nhất ngày 31/1 của năm tiếp theo; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ; Báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: chậm nhất ngày 30/9/2025; Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất, chậm nhất ngày 30/6/2030.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, đồng thời cung cấp thông tin về Cục Hóa chất để tổng hợp.

Nguồn: Kinh tế Việt Nam

Tham Gia VINACHEM EXPO 2024

Triển lãm VINACHEM – CHINACHEM – CAC Vietnam 2024, diễn ra từ ngày 27-29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để bạn cập nhật những xu hướng mới nhất, gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia sự kiện quan trọng này để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất, xu hướng mới nhất trong lĩnh vưc Hoá chất, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Nguyên phụ liệu, Sơn, Vật liệu phủ, Băng keo – Chất kết dính, Cao su – Lốp xe,…. Hãy cùng chúng tôi tạo nên thành công cho ngành công nghiệp Hoá chất tại Việt Nam và toàn cầu!

Đăng ký ngay tại VINACHEM EXPO 2024 để không bỏ lỡ! Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập https://vinachemexpo.com/